Thông Báo: Giỗ Tổ Tộc Phan Quang - tại Phong Thử ngày mùng 7 tháng 2 (AL) hàng năm. Và Chủ Nhật Tuần đầu tháng 3 (AL) tại Nhà Thờ Tộc Phan - TPHCM

Blog single photo

LỜI CẨN CÁO

LỜI CẨN CÁO

 Đây là nguyên văn LỜI CẨN CÁO trong quyển Phổ hệ Tộc Phan quang Tiền – Phong thử – Điện bàn – Quảng nam. (năm 1986 )
Nước Việt nam có Quốc sử.
Mỗi dòng họ dân tộc Việt nam thường có Thế Phổ .Từng gia đình cũng viết gia phả lưu truyền.
Lập Thế phổ – Gia phả làm báu vật nhớ ơn tổ tiên đã trải qua bao gian lao từ thời khai canh lập nghiệp và cả suốt quá trình gây dựng bồi đắp nên dòng họ, đồng thời để các lớp con cháu đời đời biết được giềng mối Tôn chi cùng với sự liên hệ trên dưới,ngang dọc , xa gần giữa các ngành trong dòng họ.
Tộc Phan Quang Tiền ta từng có nhà thờ và Thế phổ của tộc. Lưu truyền rằng : Đức Thái Thế Tổ vốn giòng giống Lạc hồng gốc miền Thanh hóa . Đương thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, Ngài cùng hai vị đồng bối theo trào lưu nam tiến của dân tộc Việt
nam, đã dừng chân tại đất Quảng nam . Sau khi quan sát phong thổ, thấy ở đây có thể dựng nghiệp lâu dài , ba Ngài hiệp nghị kiến lập xã hiệu lấy tên là Hoa Thử . Còn tộc hiệu thì Đức Tổ nhà ta xưng danh là Tộc Phan Quang Tiền, hai vị đồng bối của ngài xưng là Phan Minh Đức và Trần tôn. Từ đó con cháu Tộc Phan Quang Tiền được sanh hạ ngày càng đông , thế hệ ngày càng nhiều. Lớp lớp nối bước ông cha cần cù lao động . lấy nghề nông nối nghiệp cả, giữ trọn đạo làm người .Để nhớ ơn Tiên, Tổ,con cháu đã dựng nên nhà thờ tộc và lập thành Phổ hệ. Chẳng may vào năm Tân mùi (1811 dương lịch ) một cơn hỏa hoạn đã thiêu hủy ngôi nhà thờ lợp tranh cùng những bút tích mà tiền nhân đã dày công ghi chép về Tộc Phả. Do đó,nguồn gốc phát tích cũng như sự nghiệp khai canh, khai cư của tổ tiên thì chỉ biết khái quát như trên, còn tánh danh và thế thứ của các vị tổ từ đời thứ 7 trở lên cũng không rõ cụ thể. Về sau, mỗi khi tu soạn Phổ hệ, các bậc tiền bối trong tộc đành dùng danh hiệu qua từng đời từ thứ 7 trở lên mà viết. Từ đài thứ 8 trở xuống mới viết được rõ ràng và chính xác tên từng người qua từng thế hệ . Những bản Phổ hệ còn lưu đến ngày nay lại viết theo từng Tôn và có lẽ do duyên sự nào đó mà mỗi Tôn muốn nói đặc tính riêng của mình nên:
- Từ Ngài trưởng tôn đời thứ 8 của Tôn 1 dùng chữ Đình lót sau chữ Phan Như Ngài Phan đình Lương.

- Từ Ngài trường tôn đời thứ 8 của Tôn 2 dùng chữ Công lót sau chữ Phan - Như ngài Phan công Hào.

Từ Ngài trường tôn đời thứ 8 của Tôn 3 dùng chữ Hữu lót sau chữ Phan. Như Ngài Phan hữu Quý.
Lưa thưa ở một số ít nhàthuộc các đời sau lại viết là Phan đức ..., Phan văn ...,Rồi mỗi Tôn đều có rải xuống thành Phổ hệ từng Phải , từng Chi thuộc Tôn mình . Chưa thấy có lần nào lập thành Thế Phổ chung của toàn Tộc Phan quang Tiền.
Đến nay các lớp con cháu còn lại trong Tộc thiết nghĩ rằng : Cây có cội, nước có nguồn ; người có Tổ tông mới sanh sanh, hóa hóa . Qua bao biến động của đất nước, một lần nữa nhà thờ Tộc Phan Quang Tiền được lập lại (tháng 3 năm 1984 ), mà Tộc Phổ lại không có, đó cũng là niềm xót xa của toàn Tộc . Vì vậy đã đồng tâm nhất trí dựa theo Phổ hệ đã có của từng Tôn, tham khảo những bút tích di lưu trong các tư gia, dịch từ chữ Hán ra chữ Việt, hệ thống hóa lại chung thành một bản Tộc hệ và thống nhất lấy lại Tộc tánh gốc Phan Quang cho từ đời thứ 14 trở xuống , nhằm mục dích : 
Tôn trí tại Nhà thờ Tộc những vị đã quá cố, kể từ đời thứ 17 trở lên để các lớp con cháu đến tưởng niệm công đức cao dày của Tổ tiên và dâng hương bái vọng trong những ngày tế tự.
Để lưu truyền lâu dài về sau biết được nguồn gốc cũng như sự liên hệ trong thân tộc , biết được tầm phát triển của Tộc Phan Quang Tiền qua từng thế hệ.
Lĩnh ý Bổn Tộc, chúng tôi đã đem hết sức nhiệt tình và sự hiểu biết có hạn của mình để sao chép lại có hệ thống và rất thận trọng bản Tộc hệ này Hiểu rõ đến đầu và có cơ sở xác minh đến đâu, thì viết đến đấy .Gặp trường hợp ngược lại thì đành để khiếm khuyết không dám tự tạo một cách tùy tiện . Vả lại tu soạn lại bản Tộc hệ lần này trong hoàn cảnh cần gấp rút hoàn thành, nếu không tranh thủ ghi chép kịp thời lưu lại thì về sau càng lâu càng sai .Tư liệu tham khảo cũng chẳng nhiều, những bản đã có thì chưa thể hiện hết nội dung của một bản Tộc phổ ; con cháu còn lại thì từ lâu tha phương lập nghiệp ở nhiều nơi cho đến nay cũng chưa liên lạc đủ với tộc họ, với quê hương . Vì vậy điều kiện chỉ cho phép trường biên phần Tộc hệ từ đời Thái Thể Tổ cho đến các lớp viễn Tôn đời thứ 20 – 21 có vào cuối năm 1985 . Còn những gì sai sót, chưa hoàn chỉnh ..., trước xin cáo lỗi tổ tiên, sau xin bà con trong Tộc lượng tình miễn chấp và lần lượt gửi tư liệu, gửi ý kiến bổ sung.

Top